Những người không nên cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là biện pháp sử dụng một hoặc nhiều que nhựa dẻo nhỏ có kích thước bằng que diêm, chứa hormone progestin cấy vào dưới da cánh tay không thuận. Que cấy có chất cản quang barium giúp xác định vị trí khi cần. Hàng ngày que cấy tiết một lượng nội tiết nhất định đủ để ức chế rụng trứng, làm đặc chất nhầy cổ tử cung ngăn không cho tinh trùng xâm nhập.

BS.CKII Nguyễn Thị Hồng Nhung, Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết biện pháp tránh thai này có hiệu quả đến 99%, duy trì 3-5 năm. Sau khi tháo que, hoạt động của cơ quan sinh sản nhanh chóng phục hồi. Một số nhóm người dưới đây nên cẩn trọng khi lựa chọn tránh thai bằng phương pháp này.

Phụ nữ mang thai hoặc nghi ngờ có thai không cấy que tránh thai. Hormone progestin có thể gây dị tật bẩm sinh và vấn đề sức khỏe ở thai nhi. Thời điểm phù hợp để cấy que là 5 ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt, ba tháng đầu sau khi nạo hút thai hoặc sảy thai. Sản phụ cần đợi ít nhất 3-4 tuần sau sinh mới nên cấy que tránh thai.

Có tiền sử hoặc đang mắc bệnh tim mạch, nhất là cao huyết áp hoặc động mạch vành. Hormone progestin có khả năng làm tăng thể tích máu lưu thông, tăng nhịp tim, dẫn đến tăng huyết áp. Các tình trạng này làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Hormone trong que tránh thai cũng làm giảm hiệu quả của thuốc chống đông máu, thuốc chẹn beta, hạ huyết áp...

Có tiền sử ung thư vú hoặc gia đình mắc bệnh này. Do progestin làm tăng nguy cơ tái phát hoặc kích thích các tế bào ung thư vú và đẩy nhanh sự phát triển của chúng trong cơ thể.

Người mắc bệnh gan hoặc rối loạn chức năng gan như viêm gan, xơ gan... nên tránh sử dụng que cấy tránh thai vì có thể khiến bệnh tiến triển xấu. Do hormone progestin được chuyển hóa bởi một loại enzyme cytochrome P450 ở gan, từ đó có thể làm tăng gánh nặng cho gan.

Phụ nữ đang sử dụng một số thuốc chống động kinh, chống co giật, thuốc điều trị lao, HIV. Các loại thuốc này có thể tương tác với hormone trong que cấy tránh thai, làm giảm nồng độ hormone trong máu, hạn chế hiệu quả của phương pháp này.

Phụ nữ đang bị xuất huyết, chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân nếu sử dụng que cấy tránh thai có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.

KHÁM TƯ VẤN CÙNG BÁC SĨ | SIHG

Một số phụ nữ khi dùng que cấy tránh thai có thể gặp một số tác dụng phụ như rối loạn kinh nguyệt (rong kinh, vô kinh), đau đầu, thay đổi tâm trạng, tăng cân, nổi mụn trứng cá, khô âm đạo... Song những hiện tượng này có thể tự ổn định sau khoảng 1-2 tháng.

Bác sĩ Hồng Nhung cho biết một số trường hợp ít gặp, nữ giới bị tụ máu, nhiễm trùng hay dị ứng ở vị trí cấy. Đôi khi que cấy có thể dịch chuyển, xuyên qua bao cơ vào sâu trong lớp cơ. Y văn từng ghi nhận trường hợp que cấy tránh thai di chuyển đến hố nách, thành ngực, phổi... Lúc này bác sĩ cần xác định vị trí que cấy lạc chỗ, tháo ra để tránh các biến chứng nguy hiểm. Nữ giới không sờ thấy que cấy hoặc cảm nhận chúng có dấu hiệu bị cong, vùng cấy bị sưng tấy, nhiễm trùng, vàng da hoặc mắt, đau đầu dữ dội, đau ngực, hụt hơi, rong kinh... cần khám ngay.

Các dụng cụ tránh thai như vòng nội tiết, que cấy... đều có hạn sử dụng. Phụ nữ cần thay mới đúng hạn để tránh biến chứng. Trong thời gian sử dụng nên thường xuyên khám phụ khoa định kỳ để đánh giá hiệu quả, xác định vị trí của vật liệu.

Nguồn: https://vnexpress.net/

Xem thêm

NỔI BẬT

XEM NHIỀU NHẤT

SỨC KHỎE GIỚI TÍNH

DINH DƯỠNG TÌNH YÊU

CHUYỆN THẦM KÍN

THÌ THẦM YÊU THƯƠNG

CHUYỆN ĐÓ ĐÂY

SẢN PHẨM

FACEBOOK

Facebook-Gexlife

KẾT NỐI

HOTLINE:


0904 77 42 77

1900 2058


Website đang hoàn thiện, mong Quý khách góp ý để chúng tôi phục vụ tốt hơn

COPYRIGHT © 2024 G'EXLIFE®. ALL RIGHTS RESERVED.