Dính bao quy đầu ở trẻ em là gì?
Dính bao quy đầu ở trẻ là hiện tượng bao quy đầu dính vào đầu dương vật (một phần hoặc hoàn toàn). Tình trạng này khá phổ biến và hay bị nhầm với hẹp bao quy đầu.
Bao quy đầu được cấu thành từ da, các dây thần kinh, mạch máu và niêm mạc. Lớp da mỏng này bao phần đầu hoặc toàn bộ dương vật, có chức năng bảo vệ và tăng cường khoái cảm tình dục.
Từ khi sinh ra cho đến giai đoạn dậy thì, bao quy đầu thường bao toàn bộ dương vật và khi sang tuổi dậy thì, bao quy đầu dần tuột xuống. Khi dương vật cương cứng, phần đầu được lộ ra để đảm bảo chức năng tình dục của đàn ông.
Khi bị dính bao quy đầu ở trẻ, các biểu hiện phổ biến bao gồm: cảm giác đau, sợ tiểu, khó đi tiểu, nước tiểu ra chậm, bao quy đầu bị căng ra khi tiểu, sốt, xuất hiện bựa sinh dục màu trắng xung quanh bao quy đầu…
Dính bao quy đầu ở trẻ nhỏ nguyên nhân do đâu?
Một số nguyên nhân gây dính bao quy đầu ở trẻ như:
- Vệ sinh dương vật sai cách: dương vật giúp cơ thể bài tiết nước tiểu và xuất tinh khi quan hệ tình dục. Nếu không được vệ sinh đúng cách, các chất thải tích tụ ở đầu dương vật sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Lâu ngày những chất thải này tạo nên bựa sinh dục và làm dính bao quy đầu.
- Cấu trúc bao quy đầu bất thường: bao quy đầu quá dài hoặc bị hẹp thường do di truyền, gây nhiều khó chịu cho trẻ. Phần da bị thừa ở bao quy đầu làm ứ đọng nước tiểu, dễ gây viêm nhiễm và dính bao quy đầu.
- Mắc bệnh: chấn thương ảnh hưởng đến bao quy đầu, u xơ dương vật, sẹo dương vật…
Khi không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ xuất hiện một số nguy cơ như:
- Dương vật phát triển không bình thường, ảnh hưởng tới kích thước dương vật sau này, nhất là độ tuổi dậy thì.
- Tình trạng viêm nhiễm khiến trẻ bị đau, tác động xấu đến tâm sinh lý và sức khỏe sinh sản sau sau này.
- Gây hẹp bao quy đầu và tắc đường tiểu.
- Nguy cơ cao hình thành u xơ, ung thư dương vật.
Vì vậy, khi thấy các dấu hiệu của dính bao quy đầu ở trẻ, phụ huynh nên sớm đưa trẻ đến bệnh viện khám và điều trị để giảm thiểu nguy cơ gặp các biến chứng nghiêm trọng.
Các triệu chứng khi trẻ bị dính bao quy đầu
Những biểu hiện khi bị dính bao quy đầu ở trẻ bao gồm:
- Tiểu khó.
- Nước tiểu ra chậm và bao quy đầu căng ra mỗi khi tiểu.
- Bé sợ đi tiểu.
- Cảm thấy đau, khó chịu khi tiểu.
- Sốt cao.
- Bựa sinh dục trắng xuất hiện ở xung quanh bao quy đầu.
Dính bao quy đầu ở trẻ có nguy hiểm không?
Nếu dính bao quy đầu ở trẻ ở mức độ nhẹ thì không quá nguy hiểm và dễ xử lý. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài, khi da quy đầu dính chặt gây hẹp lỗ tiểu, làm chất thải bị đọng lại nhiều tạo cảm giác khó chịu và dễ bị nhiễm trùng đường tiểu.
Phương pháp chẩn đoán tình trạng dính bao quy đầu ở trẻ em
Phụ huynh có thể chẩn đoán tình trạng dính bao quy đầu ở trẻ bằng cách kiểm tra bằng tay và nhìn bằng mắt thường.
Cách điều trị dính bao quy đầu ở bé trai
Các phương pháp điều trị dính bao quy đầu ở bé trai bao gồm:
1. Điều trị bằng thuốc
Nếu dính bao quy đầu ở trẻ bắt đầu có dấu hiệu viêm nhiễm như sưng đỏ và đau, bác sĩ thường kê một số loại thuốc điều trị viêm nhiễm như: thuốc kháng viêm và thuốc kháng sinh giúp giảm viêm, kháng khuẩn, giảm đau.
Phụ huynh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc để điều trị cho bé khi chưa có chỉ định hoặc tư vấn của bác sĩ, bởi các tác dụng phụ hoặc biến chứng có thể xuất hiện và không thể kiểm soát được.
2. Điều trị phẫu thuật dính bao quy đầu ở trẻ
Bên cạnh việc sử dụng thuốc để điều trị dính bao quy đầu ở trẻ, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật bằng các phương án như nong lỗ bao da hoặc cắt bao quy đầu. Với các trường hợp dính bao quy đầu ở trẻ do u xơ bất thường xuất hiện ở dương vật thì bác sĩ phải phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn khối u.
Hướng dẫn vệ sinh bao quy đầu cho trẻ đúng cách
Một số hướng dẫn vệ sinh bao quy đầu cho trẻ đúng cách, cụ thể như sau:
1. Vệ sinh bao quy đầu
Việc vệ sinh sạch bao quy đầu rất đơn giản, nhanh chóng và không tốn quá nhiều thời gian. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể vệ sinh đúng cách để tránh gây tổn thương dương vật và ngăn dính bao quy đầu ở trẻ.
Ở các trẻ nhỏ, bố mẹ nên giúp bé vệ sinh sau khi đi tiểu hoặc tắm rửa, tuyệt đối không sử dụng dung dịch diệt khuẩn hoặc dùng nước áp lực mạnh khi vệ sinh dương vật cho bé. Khi vệ sinh, bố mẹ làm sạch toàn bộ bao quy đầu của trẻ, sử dụng nước ấm để rửa sạch nhẹ nhàng dương vật.
2. Lộn bao quy đầu
Đa số bao quy đầu ở bé nam 1 tuổi vẫn chưa tự tách ra. Tuy nhiên, một số bé trai có bao quy đầu dính vào dương vật và tiếp tục duy trì đến tuổi dậy thì. Nếu chỉ dính nhẹ thì bác sĩ có thể lộn hoặc nong nhẹ bao quy đầu; nếu viêm dính hoàn toàn thì cần can thiệp phẫu thuật sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm về sau.
Nếu bao quy đầu của bé có thể tự tách khỏi phần đầu dương vật sẽ để lại một vết hằn đỏ, kèm cảm thấy hơi đau mỗi khi đi tiểu và điều này bình thường. Các biểu hiện thường biến mất sau khoảng 2 hoặc 3 ngày. Trong giai đoạn này, bựa sinh dục sẽ xuất hiện, có màu ngả vàng như kem hoặc trắng và không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
3. Vệ sinh sau khi lộn bao quy đầu
Nếu bao quy đầu của bé đã tự tách ra trước tuổi dậy thì, cha mẹ nên vệ sinh thường xuyên, khoảng từ 1 – 2 lần/tuần. Khi vệ sinh cần nhẹ nhàng, không nên chà xát mạnh vì phần da ở bộ phận này rất nhạy cảm và mỏng.
Với một số bé đã đến tuổi dậy thì cần thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: kéo nhẹ bao quy đầu để tuột khỏi đầu dương vật.
- Bước 2: sử dụng nước ấm để rửa sạch bao quy đầu và dương vật.
- Bước 3: kéo lại bao quy đầu về trạng thái ban đầu.
Nguồn: https://tamanhhospital.vn/