Xuất huyết não ở người già có nguy hiểm không? Cần lưu ý biến chứng gì?

Xuất huyết não ở người già có nguy hiểm không?

Xuất huyết não ở người già vô cùng nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ gây tổn thương não nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời. Mức độ nguy hiểm của xuất huyết não ở người già phụ thuộc vào tình trạng mạch máu bị vỡ gây chảy máu nhiều hay ít, khối máu tụ to hay nhỏ, thang điểm hôn mê Glasgow (GCS) cao hay thấp, vị trí xuất huyết não sâu/dưới lều và thời gian người bệnh được cấp cứu can thiệp…

So với người trẻ tuổi, xuất huyết não ở người già có tỷ lệ tử vong cao hơn.

Ngoài ra, các nghiên cứu trên bệnh nhân cao tuổi ≥ 75 tuổi đã chứng minh rằng, bệnh nhân có thể tích khối máu tụ ≥ 30ml hoặc tiền sử xuất huyết cũng có nguy cơ tử vong trong thời gian ngắn cao hơn. Đồng thời, các dấu hiệu viêm có nguồn gốc từ máu cũng có thể là một chỉ số tiên lượng, chẳng hạn như, tăng nồng độ TNF-α trong huyết tương có liên quan đến tỷ lệ tử vong ở người già bị xuất huyết não. Hay, nồng độ IL-6 trong huyết tương tăng cao cũng là dấu hiệu dự báo khối máu tụ phát triển sớm.

Người bệnh xuất huyết não nói chung nếu được cấp cứu kịp thời sẽ có khả năng hồi phục cao hơn.

Xuất huyết não có nguy hiểm không? Triệu chứng và cách xử lý bệnh

Xuất huyết não ở người già là tình trạng vô cùng nguy hiểm

Ảnh hưởng của bệnh xuất huyết não đến sức khỏe người cao tuổi

Bệnh xuất huyết não xảy ra ở người cao tuổi với tỷ lệ cao gấp 5 lần so với người trẻ. Lý do, khi tuổi tác càng cao, thành động mạch càng bị lão hóa, giảm tính đàn hồi, trở nên cứng hơn, tích lũy nhiều mỡ dẫn đến xơ mỡ động mạch và huyết áp cao. Đây là yếu tố hàng đầu, làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh xuất huyết não. Huyết áp cao kéo dài gây ra những thay đổi thoái hóa ở thành mạch máu mỏng từ nhỏ đến trung bình, dễ gây vỡ mạch máu, vỡ phình động mạch, dẫn đến xuất huyết não. 

Tổn thương não vĩnh viễn hoặc tử vong do xuất huyết não ở người già không điều trị kịp thời hoàn toàn có thể xảy ra. Não bộ không được cung cấp đủ oxy có thể bị chết tế bào, gây ức chế quá trình truyền – nhận tín hiệu với các bộ phận khác, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như mất thị lực, mất trí nhớ, khó phối hợp và vận động, tê, yếu, liệt một phần hoặc toàn bộ cơ thể…

Bệnh xuất huyết não ở người già còn làm tăng tỷ lệ tử vong trong 30 ngày, nếu cấp cứu không hiệu quả. Tỷ lệ tử vong ở nam giới xuất huyết não có thể tăng từ 23% ở bệnh nhân dưới 75 tuổi lên đến 41% ở những người trên 75 tuổi. Đối với bệnh nhân nữ, tỷ lệ tử vong do xuất huyết não có thể tăng từ 20% ở người dưới 75 tuổi lên 26% ở những người trên 75 tuổi.

Biến chứng xuất huyết não ở người cao tuổi có nguy hiểm không?

Xuất huyết não ở người già có nguy hiểm không? Đây là tình trạng vô cùng nguy hiểm, nếu không điều trị kịp thời có thể tử vong hoặc gây ra các biến chứng, di chứng nghiêm trọng sau:

1. Liệt nửa người

Rất nhiều người bị xuất huyết não gặp phải biến chứng này. Đây là biến chứng, di chứng dễ gặp ở người bị xuất huyết não nặng. Bệnh nhân rất khó khăn trong đi lại và có thể không chủ động trong cuộc sống của mình.

2. Rối loạn ngôn ngữ

Người bệnh xuất huyết não thường bị méo miệng, phát âm không chuẩn.

3. Tiểu tiện không tự chủ

Thùy trán là cơ quan điều hòa quan trọng đối với các chức năng tiết niệu. Xuất huyết não hay mọi chấn thương thần kinh liên quan đến vùng này đều có thể ảnh hưởng đến khả năng tiêu tiện. Do đó, bệnh nhân bị xuất huyết não thường có biểu hiện tiểu không tự chủ.

4. Rối loạn nhận thức

Xuất huyết não ở người cao tuổi có nguy hiểm không? Rối loạn nhận thức là biến chứng thường gặp sau khi xuất huyết não, đặc biệt là xuất huyết dưới nhện. Người bệnh có biểu hiện rối loạn trí nhớ, khả năng tập trung… do chức năng não bị ảnh hưởng. Sau khi điều trị, chức năng nhận thức có thể cải thiện theo thời gian nhưng vấn đề về trí nhớ thường có xu hướng kéo dài.

5. Rối loạn hô hấp

Xuất huyết dưới nhện và xuất huyết não sau chấn thương thường gây rối loạn hô hấp, thường gặp là suy hô hấp cấp tính. Với những trường hợp này, bác sĩ thường chỉ định cho bệnh nhân thở máy để hạn chế tối đa oxy hóa não và tránh tình trạng tăng áp lực nội sọ do tăng carbon dioxide máu.

Biến chứng xuất huyết não ở người cao tuổi có thể phục hồi không?

Bệnh xuất huyết não ở người già có nguy hiểm không? Xuất huyết não có thể gây ra tổn thương vĩnh viễn, không thể phục hồi, chẳng hạn như liệt, hôn mê, thậm chí tử vong. Tuy nhiên, một số trường hợp vẫn có thể phục hồi nếu được cấp cứu kịp thời, hiệu quả. Biến chứng cũng như khả năng phục hồi của người bệnh tùy thuộc vào vị trí chảy máu và mức độ tổn thương của não bộ.

Ở giai đoạn đầu của quá trình hồi phục, khả năng vận động thường bị suy giảm. Thời gian phục hồi có thể diễn tiến chậm trong nhiều tháng, bao gồm tình trạng suy giảm khả năng nói. Rất nhiều trường hợp thậm chí bị suy giảm khả năng vận động vĩnh viễn.

Trong quá trình phục hồi, cơ thể loại bỏ mô chết trong não bộ. Chức năng ban đầu bị mất có thể phục hồi bởi được thay thế thực hiện bởi các phần não khác. Chẳng hạn, nếu tổn thương xảy ra ở một bán cầu não, cơ thể người bệnh có thể sử dụng cả hai bên não để thực hiện chức năng đang bị ảnh hưởng.

Bệnh nhân hồi phục sau xuất huyết não cần được chăm sóc, theo dõi thường xuyên bằng cách kiểm soát huyết áp, tiểu đường và nồng độ cholesterol trong máu. Người bệnh cần tích cực duy trì lối sống lành mạnh, bỏ thói quen hút thuốc lá để đạt tỷ lệ phục hồi cao nhất.

tập phục hồi sau xuất huyết não cho người già
Tập phục hồi chức năng theo hướng dẫn của bác sĩ sau điều trị xuất huyết não

Biện pháp phòng ngừa nguy cơ xuất huyết não cho người già

Hầu hết các trường hợp xuất huyết não ở người già đều liên quan đến các yếu tố nguy cơ cụ thể. Dưới đây là một số biện pháp hữu ích có thể hỗ trợ phòng ngừa xuất huyết não hiệu quả: 

  • Điều trị huyết áp cao: Như đã cập nhật, huyết áp cao là một trong những yếu tố hàng đầu làm tăng nguy cơ xuất huyết não ở người già. Do đó, biện pháp quan trọng là cần kiểm soát huyết áp ổn định bằng cách tập thể dục đều đặn, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh khoa học và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Bỏ hút thuốc lá, uống rượu
  • Theo dõi và kiểm soát nồng độ cholesterol trong máu: Cholesterol có thể tích tụ và phá hủy mạch máu. Do đó, việc xét nghiệm định kỳ hàng năm luôn được khuyến khích. Nếu nồng độ cholestorol vượt ngưỡng bình thường, bác sĩ có thể chỉ định uống thuốc để kiểm soát.
  • Phòng tránh té ngã bằng cách xây dựng, thiết kế không gian sống an toàn, đặc biệt là sàn nhà, cầu thang, đội nón bảo hiểm khi ngồi trên xa máy, thắt dây an toàn khi đi ô tô…
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học để kiểm soát cân nặng ổn định, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để biết cách xây dựng bữa ăn, khẩu phần ăn phù hợp.
  • Cẩn trọng khi sử dụng thuốc làm loãng máu warfarin, theo dõi tình trạng sức khỏe, đi khám định kỳ để để đảm bảo nồng độ trong máu ở mức phù hợp.
  • Theo dõi, kiểm soát lượng đường trong máu nếu mắc bệnh tiểu đường.

Nguồn: https://tamanhhospital.vn/

Xem thêm

NỔI BẬT

XEM NHIỀU NHẤT

SỨC KHỎE GIỚI TÍNH

DINH DƯỠNG TÌNH YÊU

CHUYỆN THẦM KÍN

THÌ THẦM YÊU THƯƠNG

CHUYỆN ĐÓ ĐÂY

SẢN PHẨM

FACEBOOK

Facebook-Gexlife

KẾT NỐI

HOTLINE:


0904 77 42 77

1900 2058


Website đang hoàn thiện, mong Quý khách góp ý để chúng tôi phục vụ tốt hơn

COPYRIGHT © 2024 G'EXLIFE®. ALL RIGHTS RESERVED.